Phần kết
Lại là một mùa hè nắng cháy, chời tiết oi bức, khó chịu.
Hôm nay Lục Song phải đi làm thêm đến 6h. Vệ Nam đi làm về liền ra chợ mua thức ăn. Lúc đi ngang qua quảng trường, thấy hàng người đang xếp hàng dưới mái che nắng. các bạn trẻ cầm trong tay các loại áp phích và CD, khuôn mặt rạng rỡ.
Trên tấm biển to bên cạnh là ảnh của các thành viên ban nhạc Just, dưới có đề chữ: “Kỷ niệm 3 năm thành lập ban nhạc Just, bán CD có chữ kí”.
Album này Vệ Nam đã nghe nói qua, tên là Just for you, nghe nói sau khi xuất hiện trên thị trường đã nổi tiếng khắp bốn phương, liên tiếp mấy tuần đứng đầu danh sách các album bán chạy nhất. không ngờ địa điểm cuối cùng trong đợt này lại là thành phố này.
Nhìn đằng xa, Vệ Nam thấy năm chàng trai ngồi cạnh nhau dưới mái che nắng. năm chàng trai cùng tuổi, thành lập ba năm, không còn vẻ trẻ con lúc ban đầu mà đã có sức hút của những người trưởng thành. Người ngồi cuối cùng là tay trống, vẫn là đôi mắt vô cùng quen thuộc. nhưng vẻ mặt lạnh lùng vốn có dường như đã bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt làm nhạt dần, khi mỉm cười với các fan, ánh mắt hiện lên sự dịu dàng, thân thiện.
Sau khi nhận được CD có chữ ký, các fan vui vẻ rời đi. Dần dần hàng người ngày càng ngắn lại. bỗng nhiên trời đổ cơn mưa, hạt mưa tý tách rơi xuống những tờ áp phích. Chúng bắt đầu bay đi theo gió. Các thành viên trong ban nhạc nhanh chóng ký nốt CD, đúng vào lúc mấy người định rời đi thì một cô gái chạy tới.
Cô gái ấy cầm ô, không nhìn rõ khuôn mặt, chỉ thấy cô ấy rất cao, tóc chấm vai, làn da ngăm đen. Cô ấy dắt theo một cô bé rất đáng yêu, khoảng 5 tuổi, tết hai bím tóc xinh xắn, mỗi bên được buộc bằng một sợi dây hình quả dâu tây ngộ nghĩnh, đôi mắt tròn xoe tò mò ngắm nhìn xung quanh, khi nhìn về phía Vệ Nam, cô bé ấy mỉm cười, vẫy vẫy chiếc kẹo bông trên tay.
Cô gái tóc ngắn chậm rãi bước tới trước mặt chàng trai ngồi cuối, dừng chân và nói: “Tôi đến mua CD”.
Chàng trai ngây người, một lúc sau mới khẽ nói: “Mua mấy chiếc?”
Cô gái nói: “Ba chiếc”.
“Ký cái gì?”.
“Chiếc đầu tiên viết, tặng Tô Mẫn Mẫn, chúc cô ấy sống thêm vài năm”.
Người ấy chần chừ một lúc rồi ngẩng mặt lên, nhìn cô gái ấy rồi lại cúi xuống viết.
Cô gái nói tiếp: “Chiếc thứ hai viết, tặng Tô Mẫn Mẫn, chúc sinh nhật vui vẻ”.
Người đó cúi đầu viết chữ trên CD, dường như tất cả không liên quan gì đến anh ta.
Cô gái nhận lấy hai chiếc CD, khẽ mỉm cười rồi nói: “Chiếc thứ ba anh thích viết gì thì viết”.
Anh ta im lặng một lúc, vung bút ký mấy chữ vào CD rồi đưa cho cô gái. Sau khi nhìn dòng chữ trên đó dường như cô gái hơi ngạc nhiên, sau đó mỉm cười, dắt tay cô bé đến trước bàn rồi nói: “ngoan, nói cảm ơn đi”.
Cô bé ấy ngoan ngoãn gật đầu và nói: “Cảm ơn chú”.
Người ấy xoa đầu cô bé, khẽ hỏi: “cháu tên là gì?”
Cô bé ngẩng đầu lên, mỉm cười rạng rõ: “Mẫn chi, cháu tên là Hứa Mẫn Chi”.
Người đó mỉm cười và nói: “Cái tên hay lắm”.
Mưa càng lúc càng to, Vệ Nam khẽ cười rồi quay người bước đi.
Chỉ mới vài năm mà thành phố đã thay đổi đến chóng mặt, có những người trở nên gắn bó hơn, có những người nhạt nhòa dần khỏi thế giới của mình. Có người trân trọng giữ bên mình, có người chon sâu trong tim, thỉnh thoảng uống cốc trà chiều, nhớ lại những chuyện đã qua, có thể mỉm cười, vậy là đủ.
Vệ Nam đến bên vòi nước gần quảng trường, ngẩng đầu ngắm nhìn bầu trời. mưa mỗi lúc một to. Đang nghĩ có nên chạy thật nhanh đến bến tàu điện ngầm không thì bỗng nghe thấy phía sau có người gọi tên mình.
Vệ Nam quay người lại, nhìn thấy Lục Song đang che ô đứng đó, mỉm cười, nụ cười ấm áp như xưa.
“Vệ Nam, anh đến đón em về nhà”.
Cuộc Sống Ổn Định, Năm Tháng Bình Yên.
Ngay từ khi còn rất nhỏ Hứa Chi Hằng đã biết cha mình là người như thế nào.
Mẹ thường đứng trước cửa sổ, mái tóc xoăn màu hạt dẻ xõa sau lưng, tay cầm điếu thuốc, từ từ nhả khói, trong nháy mắt khói thuốc mờ mịt khắp phòng. Người phị nữ đứng trong làn khói mịt mù, quay người nhìn anh ấy, nhếch mép cười lạnh lùng.
Đối với mẹ anh ta, sự xuất hiện của anh ta là một sự sỉ nhục.
Bà từng là ca sĩ, xinh đẹp trẻ trung, tài năng hơn người, mỗi lần biểu diễn trước đám đông, xung quanh tràn ngập hoa tương và hào quang. Về sau trong quá trình chọn cảnh xảy ra sự cố ngoài ý muốn, bà được người ấy cứu, từ đó sa vào lưới tình không lối thoát, giống như con thiêu thân lao vào lửa, thậm chí không them quan tâm đến tiền đồ xán lạn của mình, sống chết ở bên người ấy.
Về sau bà mới biết người ấy có một người vợ dịu dàng và một cô con gái đáng yêu.
Đối với ông ta, mình chỉ là người giúp ông ta thỏa mãn nhu cầu sinh lý khi vợ ông mang thai. Một cô gái ngây thơ bị mê hoặc bởi vẻ bề ngoài, yêu một người đàn ông đã có vợ, lén lén lút lút, mối tình không mấy làm vinh dự ấy đã hủy hoại những năm tháng tươi đẹp nhất trong cuộc đời bà.
Lòng tự trọng của bà khiến bà không chịu đựng được việc bị ông ta coi là đối tượng trút giận. nhưng khi bà ra đi, bà mới biết mình đã mang thai, định phá thai nhưng tình mẹ trỗi dậy, dù thế nào cũng không nỡ bỏ con. Có lúc phụ nữ rất mềm yếu, thời gian ấy bà thường nhớ lại những năm tháng vui vẻ bên ông ta, đã biết bao lần muốn leo lên bàn mổ nhưng mỗi lần nhìn thấy dụng cụ kim loại lạnh lùng là lại sợ đến phát run lên.
Đứa trẻ vô tội, bà nghĩ mình vẫn nên sinh nó ra.
Thực ra lúc ấy bà đã chẳng còn gì. Vốn là trẻ mồ côi không cha không mẹ, khó khăn lắm mới giành được giải trong cuộc thi hát, ký hợp đồng với công ty giải trí, cuối cùng cũng có cơ hội tỏa sáng thì lại vì người đàn ông kia mà thân bại danh liệt. một người phụ nữ không còn gì cả, cùng đứa con chưa ra đời, lặng lẽ nằm trong bệnh viện, chờ đợi nỗi đau dài đằng đẵng.
Có lẽ lúc ấy ông ta đang ở bên vợ mình, chờ đợi sự ra đời của con gái yêu.
Cuối cùng đứa con cùng đứa con cũng chào đời, đôi mắt của nó rất đẹp, giống hệt như cha nó vậy. tên con do bà đặt, Chi Hằng Chi Hằng, vĩnh viễn vĩnh hằng. bà hi vọng con trai sẽ không đứng núi này trông núi nọ như cha nó, hy vọng nó có thể yêu một cô gái xinh đẹp, dịu dàng, sống hạnh phúc mãi mãi.
Đứa trẻ cùng họ Hứa với bà, không liên quan đến người đàn ông kia.
Hứa Chi Hằng và mẹ sống dựa vào nhau nhiều năm, bà rất ít khi nói chuyện với anh. Anh cũng thích ở một mình trong phòng làm việc của mình, không nghịch ngợm như những cậu bạn cùng tuổi khác, thích im lặng giống như mặt nước mùa thu, lạnh lẽo, tĩnh lặng.
Hứa Chi Hằng còn nhớ rất rõ, hôm ấy là ngày sinh nhật lần thứ 10 của anh, mẹ hút rất nhiều thuốc, tấm thảm trắng tinh đẹp đẽ trong phòng ngủ phủ một lớp tàn thuốc dày. Anh mở cửa gọi mẹ ăn cơm, mẹ anh lạnh lùng nói: “A Hằng, sau này hãy sống cùng cha con”. Trên bàn có tờ giấy xét nghiệm của bệnh viện, bà quay người đi, nụ cười lạnh lùng trên khóe môi dường như ẩn chứa nỗi cô đơn giằng xé, tàn thuốc không ngừng rơi xuống từ những ngón tay run run, Hứa Chi Hằng thấy bà nói rất khẽ, rất khẽ: “mẹ không thể nuôi được con nữa rồi”.
Chiều hôm ấy đột nhiên xuất hiện một người đàn ông lạ mặt lái xe đưa hai người đến một thành phố lạ. Hứa Chi Hằng im lặng, không phản đối nhưng cũng không gọi người đấy là cha.
Bệnh của bà đã để lỡ gần 10 năm, cuối cùng đến lúc không thể gắng gượng được nữa mới gọi Hứa Chi Hằng ra nước ngoài, nói là muốn dặn dò trước lúc ra đi.
Lời trăn trối của bà chính là cái gọi là bằng chứng mà Hứa Chi Hằng mang về nước, bằng chứng ấy đủ để người cha kia chết không có chỗ chôn.
Là kẻ thứ ba phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, có lẽ đây là chuyện vẻ vang duy nhất trong cuộc đời bà. Đẩy kẻ xấu xa trong bóng tối vào nhà lao, nhưng không phải vì chính nghĩa mà là vì muốn trả thù. Rốt cuộc trả thù gì đây? Trả thù ông ta đã làm tổn thương đến mình, đẩy mình vào vị trí tội lỗi, hoặc cuộc đời đã bị hủy hoại mà không thể nào bù đắp được.
Đến tận lúc chết bà mới mỉm cười, bà nắm chặt tay Hứa Chi Hằng, bảo anh nói với người ấy một câu.
Thực ra ông có một cô con gái rất đáng yêu và một cậu con trai rất đẹp trai, nhưng không có ai muốn mang họ ông.
Không ai muốn mang họ ông.
Kỳ Duyên họ Kỳ, không liên quan đến người đó. Không ai muốn nhắc đến tên của người đó.
Khi Hứa Chi Hằng nói câu nói đó trong nhà lao, người ấy chỉ khẽ chau mày, không nói gì.
Nhìn kĩ thì hai cha con rất giống nhau, dáng vẻ đặc biệt trên người người ấy giống như ác quỷ trong đêm khuya, khiến người ta sa vào rồi là không thể thoát ra được. Vì vậy bất kể là mẹ Kỳ Duyên hay mẹ Hứa Chi Hằng, khi còn trẻ đều yêu ông ta thật lòng. ông ta đùa giỡn với hai người phụ nữ, tạo ra hai bi kịch. Trước lúc chết vẫn cười rất phóng khoáng.
Hứa Chi Hằng thầm nghĩ, rốt cuộc ông ta là người như thế nào, có lẽ Kỳ Duyên nói ông ta là đồ cặn bã cũng không có gì là quá đáng, chỉ có điều tự mình chửi cha mình là đồ cặn bã cũng là chuyện không mấy vui vẻ gì.
Về sau anh ấy trở thành tay trống trong ban nhạc.
Anh ấy rất thích cảm giác điên cuồng không cần để ý đến cái gì khi đánh trống, không ngừng gõ theo tiết tấu có thể khiến anh ấy say sưa đến nỗi quên cả bản thân mình. Như vậy có thể tạm thời quên đi quá khứ không mấy tốt đẹp.
Nhớ đến Vệ Nam, người con gái thầm yêu mình gần mười năm, người con gái ngây thơ đã cầm socola đến tỏ tình với mình, lúc cười để lộ hai má lúm đồng tiền xinh xắn trên khóe môi, lúc tức giận mặt đỏ bừng bừng, nắm chặt tay, hít thật sâu.. tất cả những gì liên quan đến cô ấy anh đều chôn sau trong tận đáy lòng. Đó là nơi mềm mại nhất trong tim Hứa Chi Hằng, một nơi không thể chạm tới được.
Anh dùng một năm để sắp xếp lại tất cả, sau đó về nước, liên lạc với cảnh sát, bắt kẻ khá có máu mặt, cũng chính là cha mình, cuối cùng đã thoát khỏi thế lực mà người đó sắp đặt để giám sát mình.
Đến tận lúc anh vùng vẫy đứng dậy khỏi vũng bùn lầy, muốn nỗ lực một lần thì anh lại nhìn thấy trong một nhà hàng mới mở, có một người con trai đang mỉm cười hát bài ấy, nghe thấy anh ta nói: “Vệ Nam, lấy anh nhé”, sau đó hai người ôm nhau thật chặt giữa tiếng vỗ tay và chúc phúc của mọi người xung quanh.