Nhiều teen thường nghĩ rằng chép bài đơn giản chỉ là nghe thầy cô đọc rồi chúng ta chép lại. Nhưng sự thật có phải thế không? Sau một thời gian miệt mài "moi" kinh nghiệm và tổng hợp lại từ những “superman” học đường.
1. Đọc trước bài học
Để trở thành một nghệ sĩ trong việc ghi chép bài bạn cần đọc trước bài của tiết học sắp tới. Điều này sẽ giúp bạn hiểu sơ qua được bài học mới và còn tự tin hơn. Nếu chưa đọc trước bài, bạn sẽ mất nhiều thời gian để suy ngẫm những gì thầy cô giảng do đó sẽ không chép kịp. Trong khoảng thời gian bạn suy nghĩ để hiểu bài giảng thì thầy cô đã chuyển sang phần khác ất rồi! Hơn thế nữa, chưa đọc trước bài sẽ làm bạn rơi vào một trạng thái sợ sệt khi thầy cô yêu cầu phát biểu. Và thế là trong giờ học, bạn chỉ mải lo sợ, chẳng thể tập trung để chép bài. Bây giờ thì bạn đã thấy đọc bài trước quan trọng thế nào chưa?
2. Tập trung cao độ
Trong quá trình học bạn thực hiện đồng thời hai quá trình là nghe giảng và ghi chép. Để làm tốt một việc đã không dễ, nên bạn cần phải tập trung cao độ mới làm tốt được cả hai. Đặc biệt là bạn nên chú ý nghe giảng vào những phút cuối giờ. Khoảng thời gian đó, thầy cô thường tóm tắt lại kiến thức của toàn bộ tiết học.
Một yếu tố quan trọng nữa nhé: Bạn phải tập viết nhanh và sử dụng tốc ký. Nói lúc nào cũng nhanh hơn viết phải không? Nếu bạn cứ mải nắn nót thì bài giảng sẽ bỏ cách bạn “hàng trăm cây số”.
3. Ghi chép bài tự giác và chủ động
Đừng để khi nào thầy cô cũng: “Chép bài đi em!” thì mới chịu cầm bút. Bạn tập cho mình thói quen biết lắng nghe, suy nghĩ thật nhanh để hiểu những gì thầy cô nói rồi viết lại theo ý hiểu của mình. Nếu bạn đã đọc trước bài ở nhà thì thao tác này không hề khó khăn. Nếu bạn “ăn cắp” công đoạn này thì bạn sẽ bị out ngay bởi mải suy nghĩ xem thầy cô đang nói gì và để bài giảng trôi qua mất. Việc chép bài theo ý hiểu của mình sẽ giúp bạn nhớ lâu, hiểu sâu và không mất nhiều thời gian để học bài cũ.
4. Kỹ năng bỏ cách
Rất nhỏ nhưng cũng không tầm thường chút nào! Này nhé, khi bạn đã bị rớt lại phía sau rồi thì đừng mải lo đuổi theo bài giảng. Hãy bỏ cách ra vài dòng rồi cuối giờ mượn vở bạn bổ sung sau!
Nếu không đi học thì nên mượn vở ghi của nhiều người để tổng hợp lại ghi chép cho chính xác. Vì ghi chép mang sắc thái cá nhân và gắn liền với sự hiểu biết, khả năng lĩnh hội của mỗi người nên chính bạn cần biết chọn lọc và tổng hợp lại.
Nào, bây giờ thì bắt tay vào làm việc thôi!