Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

Share | 
 

 Kỹ thuật nuôi dế

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
ngocquynh
Admin
Admin
ngocquynh

Posts : 285
Points : 1005
10
Join date : 18/12/2010
Age : 35

Kỹ thuật nuôi dế    Empty
Bài gửiTiêu đề: Kỹ thuật nuôi dế    Kỹ thuật nuôi dế    EmptyMon Jan 03, 2011 12:16 pm

I. Giống và đặc điểm giống

Tên gọi: Trong tự nhiên có rất nhiều loại dế như: Dế ta, dế mèn, dế cơm, dế mọi, dế chó, dế dũi. . . Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi dế ta.

Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Trong tự nhiên, dế ta sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Dế ta có bản tính hung hăng, nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô. . . nên có thể tổ chức chăn nuôi công nghiệp, nhưng phải đảm do chuồng trại nuôi dế tương tự như môi trường thiên nhiên hoang dã.

Tuổi thọ: Tuổi thọ của các loại dế khác nhau. Tuổi thọ của dế ta trung bình là 4 tháng

Thức ăn: Chủ yếu là rau, cỏ, củ, quả, trái cây, mầm cây, côn trùng nhỏ và bột ngũ cốc các loại... Dế ít uống nước, nhưng phải thường xuyên có đủ nước sạch và mát cho dế uống tự do.

Sinh trưởng, phát dục: Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển dế ta trải qua 4 lần lột xác. Sau mỗi lần lột xác dế ta lớn nhanh hơn. Từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là đã đó thể xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi để phát triển cánh. Hai tháng tuổi để đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản. Với chiều dài cơ thể khoảng 2cm, nặng khoảng 800-1.000 con/kg.

Sinh sản: 60 ngày tuổi dế đã trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Dế mái có biểu hiện động dục (thích gần dế đực) trước lúc đẻ khoảng 15 ngày. Khi đẻ dế mái tìm đến những chỗ đất tơi xốp và ấm để đẻ trứng, mỗi lần đẻ vài trăm trứng.

Giá trị và thị trường: Nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Trong những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng côn trùng có rất nhiều tác dụng bổ ích đối với con người, đặc biệt có thể sử dụng chúng như những món ăn thuộc hàng "đặc sản".

Một số món ăn từ dế: Trước khi chế biến các món ăn từ dế, cần rút ruột, bóp bụng dế để bỏ ruột phân, rửa sạch sau đó mới chế biến. Dế có thể chế biến được nhiều món như chiên giòn, chiên bơ, lăn bột, kho tiêu, xào mì, trộn gỏi, tim mặn, lẩu... Hiện nay, dế là một trong nhũng món ăn được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh với giá 250.000- 300.000 đồng/kg.

II. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng dế

Chọn giống: Chọn dế giống bố mẹ là tơ mới biết gáy, dế mái chưa sinh sản, to, khỏe mạnh nhất trong đàn, không dịch bệnh, dị tật (đủ râu, chân...).

Chuồng trại: Cao ráo, yên tĩnh, thoáng mát có mái che mưa che nắng, xung quanh có lưới đề phòng mèo, chuột bắt dế, có rãnh nước để phòng kiến xâm nhập gây hại cho dế...

+ Chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi:

- Chuồng nuôi: Chuồng nuôi có thể là xô, thau, khay, chậu... có nắp đậy nhưng phải đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát. Nắp đậy, có thể là cái lồng bàn hoặc nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng, ban ngày mở ra, chiều tối đậy lại để phòng tránh dế bay đi và mèo, chuột bắt dế... Trước khi nuôi phải rửa sạch, phơi khô chuồng nuôi và trang thiết bị phục vụ chăn nuôi dế.

Tùy theo phương tiện và điều kiện nuôi mà bố trí số lượng nuôi hợp lý. Nuôi dế giống bố mẹ (ép đẻ) trong xô có dung tích 40-50 lít thì thả 20 dế cái, 10 dế đực. Trong xô 70-80 lít thì thả 30 dế cái và 15 dế đực...

- Thiết bị chăn nuôi: Rế tre, máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế đơn giản, có thể dùng vỏ nghêu, hoặc làm bằng xi măng, đồ sành sứ kích thước không quá lớn nhằm hạn chế dế con té chết (đường kính khoảng 10 -15 cm, dày khoảng 1,5 - 2,0 cm, sâu khoảng 0,5-1,0cm).

Trong chuồng nuôi, có rế tre (rế để xoong nồi đường kính 15- 20 cm) hay vỉ tre, rế có lỗ nhỏ (dày) nuôi dế con mới nở đến 25 ngày tuổi, loại thưa nuôi tiếp theo đến thu hoạch. Xô loại 45 lít xếp khoảng 10 rế, xô 80 lít thì 15 rế. Rế xếp chồng lên nhau tạo khoảng trống để máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế. Đất dùng trong máng đẻ là đất sạch, tơi xốp, ấm vừa phải, có độ dày 3 - 4 cm (có thể dùng đất sạch trộn với xơ dừa xay). Không dùng đất có kiến, đất bị nhiễm hoá chất độc hại... Trên cùng phủ một lớp cỏ cho dế ăn, ở, sinh trưởng phát triển và sinh sản...

Thức ăn: Thức ăn chủ yếu của dế là cỏ, cám hỗn hợp (thường dùng cám gà con), nên xay cám thành bột cho dế ăn, bảo quản nơi khô ráo, không mua nhiều một lúc dễ bị mốc. Cho ăn thêm rau xanh, cải ngọt, cà rốt, củ sắn, cỏ tươi... Có thể cho dế ăn thêm miếng dưa hấu (nhớ cắt bỏ phần ruột đỏ), lấy phần sát vỏ, không để nhiều. Cần lưu ý thức ăn chỉ ăn trong ngày, còn dư phải bỏ, không cho dế ăn mầm đậu các loại, chúng sẽ bị rụng râu, chân mà chết.

Dế mỗi ngày một trưởng thành, nên lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế. Hàng ngày nước được phun sương để giữ ẩm và cho dế uống.

Chăm sóc nuôi dưỡng:

+ Chăm sóc nuôi dưỡng dế sinh sản:

- Thả giống: Theo tỷ lệ 1 trống/ 2 mái. Xô nhựa nhỏ thả 15 dế trống và 30 dế mái vừa mới trưởng thành. Xô nhựa lớn 80 lít có thể thả 25 dế trống và 50 dế mái.

- Đẻ trứng: Sau khi thả giống 2-3 ngày dế đẻ trứng vào máng đẻ

Dấu hiệu dế sắp đẻ: Dế mái thường thụt lùi và chọc cây kim nhọn sau đuôi xuống đáy xô. Lúc này ta đặt máng đẻ vào là dế leo lên đẻ ngay (trong máng đẻ đã để sẵn đất sạch tơi xốp và đủ ẩm).

Khi dế có dấu hiệu sắp đẻ ta đặt máng đẻ vào xô nuôi dế bố mẹ hàng đêm cho dế đẻ. Cứ sau mỗi đêm máng đẻ được lấy ra đưa đi ấp, tối đến đưa máng mới vào xô nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi đêm 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng vào máng đẻ. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại.

Dế rất nhát, vì vậy ta nên để mảng đẻ vào buổi tối. Mỗi tối để vào một máng đẻ, sáng hôm sau lấy máng đẻ ra để vào xô ấp trứng ở một khu vực khác.

- Ấp trứng: Xô ấp trứng được thiết kế như sau:

Bỏ một lớp đất xốp vào đáy xô, cao khoảng 1cm, rộng khoảng 3cm. Để 3 máng trứng vào chính giữa xô, phủ lên một lớp cỏ mỏng, mỗi ngày phun nước 1 - 2 lần để giữ ẩm. Hoặc trước khi cho máng trứng vào xô ấp trứng, ta chuẩn bị hai khăn bông vuông (loại khăn lạnh lau mặt ở các nhà hàng), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp, sau đó đặt máng trứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên máng trứng để giữ độ ẩm. Sau khi đã làm xong các việc nói trên đậy nắp thùng lại. Cứ 3-4 ngày, thay khăn ướt một lần để giữ độ ẩm. Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 25- 300C (nhiệt độ phòng). Sau 8- 12 ngày là dế nở. Khi thấy dế đã nở hết, ta lấy khay đẻ ra khỏi xô ấp và chuyển dế con vào xô ương nuôi riêng.

Để dế đẻ nhiều và dế con khoẻ mạnh, cần lưu ý: Vệ sinh chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi sạch sẽ, khô ráo, máng thức ăn phải được che đậy, tránh nước gây nấm mốc... Sau đó, để máng đẻ vào đáy xô lệch sang một bên, bên kia để một máng thức ăn, một máng nước, úp chồng rế lên, phủ lên rế một ít cỏ tươi. Phun nước dạng sương lên cỏ tươi mỗi ngày 1-2 lần tạo nhiệt độ trong xô 25- 300C. Sau khi dế đẻ một ngày, chuyển máng trứng sang thùng ấp và đặt máng đẻ khác vào trong xô nuôi. Có thể dùng thùng các- tông loại dày hoặc khay nhựa có kích thước 60x40x20cm để ấp trứng, mỗi thùng có thể để 8-10 máng trứng. Thùng ấp phải kín, có nắp đậy (dùng lưới muỗi), theo dõi hàng ngày, tránh kiến gây hại...

+ Ương nuôi dế con: Dế con mới nở, ta chuyển sang ương nuôi riêng trong xô nhựa, trung bình khoảng 1.000 con/xô 80 lít. Lúc này ta để thức ăn của gà con xay nhuyễn vào cho dế mới nở ra ăn, ngày 2-3 lần và bỏ vào xô nuôi một lớp cỏ tươi non cho dế con trú ẩn và nhấm nháp. Mỗi ngày tiếp tục phun nước 1-2 lần để giữ ẩm và cho dế uống. Ương nuôi dế con đến 20 ngày ta chuyển sang nuôi dế thịt thương phẩm.

+ Nuôi để thịt thương phẩm: Đặt rế, máng thức ăn, nước uống, phủ cỏ tươi như nuôi dế đẻ nhưng số lượng nhiều hơn (400-500 con với xô 80 lít, 300 con ở xô 45 lít). Chăm sóc và phun nước ngày 1- 2 lần, tránh nước đọng, ẩm mốc trong xô, tránh để thức ăn tồn dư, ẩm ướt, hôi mốc và không để máng đẻ trong xô nuôi như nuôi dế đẻ.

Ngoài ra, có thể làm chuồng nuôi dế bằng xi măng, kích thước một ô rộng 1 m x dài 1,2 m x cao 0,5 m, mặt tường nhẵn tránh dế bò ra, che đậy bằng lưới phía trên, nuôi 1.000 con/m2. Chuồng xây xong cần ngâm nước cho hết chất xi măng. Xung quanh chuồng làm rãnh nước tránh kiến, côn trùng xâm hại... Chồng vào 25 rế, tạo khoảng không cho dế. Cũng cần chăm sóc như nuôi trong xô, chú ý phun nước (dạng sương) 2-3 lần/ngày.

Thức ăn tinh cho ăn hàng ngày, thức ăn thô xanh rau, củ, quả các loại thì 2-3 ngày mới cho ăn một lần, nhưng chỉ ăn trong ngày, thức ăn còn dư phải bỏ. Riêng cỏ xanh có thể 2-3 ngày mới cho ăn và thay mới một lần.

Dế con được 20 ngày, chuyển qua nuôi dế thịt thương phẩm khoảng 45 ngày thì có thể thu hoạch (800-1.000 con được 1 kg), xuất bán thịt hoặc tuyển chọn dế tơ làm giống nuôi đến 60 ngày thì cho phối giống sinh sản.

Chú ý: Dế sắp trưởng thành tối đến thường hay bay đi kiếm ăn và hoạt động tình dục... Vì vậy, chiều tối ta nên đậy nắp xô lại sáng sớm mới mở ra cho thoáng mát.

Thu hoạch: Dùng vợt nylon nhỏ thu hoạch, cho vào thùng giấy cùng với rế, cỏ tươi di chuyển xa dế không chết. Có thể đông lạnh sau khi rửa sạch dế bằng nước sạch hoặc nước muối 2% và cho vào khay đông lạnh.

Chăm sóc nuôi dưỡng dế đơn giản, ít vốn, ít dịch bệnh, dễ thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao, ai cũng có thể nuôi được.

Phòng và trị bệnh: Với phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt chương trình 3 sạch: Ở sạch, ăn sạch, uống sạch. Đặc biệt, khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi, cần phải vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt để tăng cường sức đề kháng, chống stress gây hại cho dế...

Dế ta thường hay bị một số bệnh, nhất là bệnh đường ruột

Bệnh đường ruột:

- Nguyên nhân : Có thể do mật độ quá cao, chuồng nuôi quá nóng ẩm hoặc chuồng nuôi bị nước đổ vào lẫn phân, thức ăn gây ô nhiễm môi trường hoặc thức ăn bị ôi mốc, nước uống lẫn phân, dơ bẩn, mất vệ sinh...

- Triệu chứng: Dế đang ăn uống, khỏe mạnh bình thường, đột ngột bỏ ăn chỉ uống nước rồi yếu dần, râu gãy ngang, phân nước trắng gục, 7- 10 ngày sau thì dế chết. Bệnh này rất dễ lây lan sang những con ở cùng một xô, rất khó trị.

- Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh là chính bởi, khi chúng ta phát hiện ra triệu chứng thì đã muộn. Tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, thức ăn, nước uống phải thay rửa hàng ngày...
Về Đầu Trang Go down
https://anthi24h.forum-viet.com
 

Kỹ thuật nuôi dế

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» KỸ THUẬT NUÔI DẾ
» Liên hoan kiếm thuật thế giới
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
۩۞۩๑ღAnThi24h๑۩۞۩๑ღ :: tủ sách vàng của bạn-

Kỹ thuật nuôi dế    Ft6mndm5bv0y8s390jnm
New Page 1
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất